Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Tập yoga khi mang bầu là một cách tuyệt vời để giúp bạn luôn khỏe mạnh và giữ gìn dáng vóc. Cho dù là mới tập yoga hay đã có kinh nghiệm từ lâu thì việc làm này vẫn mang lại vô vàn lợi ích.
1. Tác dụng của tập yoga khi mang bầu
Khi mang thai, đôi khi bạn có thể cảm thấy cơ thể mình đang bị một người ngoài chiếm lấy. Tất cả những điều bạn nghĩ rằng bạn đã biết về bản thân sẽ không còn giống như trước khi mang thai. Thay đổi ngoài tầm kiểm soát có thể khiến bạn cảm thấy mất kết nối với ý thức về bản thân. Tập yoga khi mang bầu có thể giúp mang lại nhiều lợi ích.
Tha, gia các lớp yoga trước khi sinh sẽ giúp bạn chuẩn bị cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn,tinh thần thoải mái hơn đồng thời mở ra nhiều cơ hội kết nối với những phụ nữ mang thai khác, để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong suốt quá trình mang thai và làm mẹ.
2. Mức độ an toàn cho bà bầu tập yoga
Tập yoga khi mang bầu chưa có nhiều nghiên cứu khoa học, nhưng nhìn chung nó được coi như một chế độ luyện tập an toàn và có lợi cho hầu hết thai phụ và thai nhi.
Nếu thai kỳ của bạn có nguy cơ cao hoặc có các biến chứng khác thì hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc trực tiếp trước khi bạn muốn bắt đầu tập yoga. Ngay cả khi bạn không mắc các tình trạng sức khỏe đặc biệt nào, bạn cũng sẽ cần phải thích nghi với chế độ luyện tập yoga khi thai nhi lớn lên.
Cơ thể bạn sản xuất một loại hormone – relaxin trong suốt thai kỳ, giúp tạo chỗ cho thai nhi lớn lên và chuẩn bị cho việc sinh nở. Sự hiện diện của relaxin có thể khiến bạn cảm thấy linh hoạt hơn bình thường, nhưng hãy cẩn thận đừng quá căng thẳng, hợp chất này cũng có thể làm mất ổn định các khớp và dây chằng trong thời gian này.
Mối nguy hiểm lớn nhất đối với các phụ nữ đang mang thai luyện tập yoga là bị ngã. Do đó, hãy cố gắng giảm thiểu rủi ro khi thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu, đặc biệt là khi bụng bắt đầu nhô cao hơn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cẩn thận với các tư thế giữ thăng bằng. Bỏ qua các tư thế có thể khiến bạn cảm thấy lâng lâng để giảm nguy cơ ngất xỉu.
3. Yoga trước khi sinh: Nên và không nên
3.1 Yoga trong tam cá nguyệt đầu tiên
Đối với yoga 3 tháng đầu thai kỳ, thay đổi tư thế là tối thiểu vì kích thước bụng của bạn vẫn chưa thực sự trở thành vấn đề cần quan tâm. Điều quan trọng nhất, bạn phải có thói quen điều chỉnh cơ thể của mình. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn, vì vậy hãy cho phép bản thân được thoải mái.
Hầu hết phụ nữ đã tham gia các lớp học yoga có thể tiếp tục với thói quen bình thường của họ, mặc dù bạn nên đề cập đến việc mang thai của bạn với giáo viên. Nếu bạn tập yoga lần đầu tiên, bạn nên bắt đầu với một lớp học tiền sản.
3.2 Yoga trong tam cá nguyệt thứ hai
Tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm lý tưởng để bắt đầu tập yoga trước khi sinh. Có lẽ bạn đã vượt qua giai đoạn ốm nghén tồi tệ nhất (nếu có). Bụng bầu của bạn đã bắt đầu xuất hiện, vì vậy, bạn rất cần những tư thế và lời khuyên dành riêng cho thai kỳ.
Khi tử cung của bạn mở rộng, bạn nên hạn chế các tư thế yoga như nằm sấp.
3.3 Yoga trong tam cá nguyệt thứ ba
Trong yoga tam cá nguyệt thứ 3, bụng của bạn trở thành một nhân tố quan trọng, thúc đẩy sự thích nghi nhiều hơn để nhường chỗ cho nó trong các tư thế đứng.
Nghiên cứu đầu tiên theo dõi thai nhi trong quá trình thực hiện các tư thế yoga trong tam cá nguyệt thứ ba đã không tìm thấy bằng chứng nào về việc suy thai ở bất kỳ tư thế nào trong số 26 tư thế yoga đã được áp dụng.
Nhiều phụ nữ chưa từng tập yoga trước đây nhận thấy rằng, đây là hình thức tập thể dục lý tưởng trong suốt thời kỳ mang thai và kể cả thời gian sau này của họ. Khi tìm một lớp học về yoga, bạn nên theo dõi những lớp được dán nhãn “yoga trước khi sinh”, vì giáo viên của những lớp này có thể sẽ hướng dẫn bạn một cách phù hợp.
Nếu bạn đến một lớp học yoga bình thường, bạn cũng có thể nói với giáo viên hướng dẫn là bạn đang mang thai. Một số phụ nữ chỉ có cơ hội tập yoga trước khi sinh vào thời kỳ tam nguyệt cá thứ 3. Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn sẽ được hưởng lợi từ các lớp học này, nhưng bạn có thể bắt đầu càng sớm trong thai kỳ thì càng tốt.
Những tín đồ yoga sẽ rất vui khi biết rằng họ có thể tiếp tục tập luyện trong suốt thai kỳ, miễn là cảm thấy thoải mái.
4. 5 tư thế yoga trước khi sinh
Có rất nhiều tư thế yoga thoải mái và an toàn để thực hiện khi mang thai. Đây là những thứ bạn rất có thể sẽ thấy trong một lớp học yoga trước khi sinh:
- Cat-Cow Stretch (Chakravakasana): Bài tập này là một cách nhẹ nhàng để đánh thức cột sống của bạn và cũng giúp em bé của bạn vào tư thế tốt nhất để chào đời;
- Tư thế cổng (Parighasana): Tư thế duỗi người giúp bạn tạo thêm một chút không gian ở vùng bụng;
- Warrior II (Virabhadrasana II): Tư thế đứng giúp tăng sức mạnh cho đôi chân và mở rộng hông của bạn;
- Cobbler’s Pose (Baddha Konasana): Động tác mở hông nhẹ nhàng giúp kéo căng đùi trong; sử dụng đạo cụ dưới mỗi đầu gối để hỗ trợ nếu cần thiết;
- Legs-Up-the-Wall (Viparita Karani): Tư thế giúp trị sưng mắt cá chân và bàn chân.
5. Yoga sau khi mang thai
Sau khi sinh con xong, bạn có thể tiếp tục tập yoga. Các bác sĩ thường khuyến nghị thời gian phục hồi là 6 tuần đối với các bà mẹ sinh thường và lâu hơn sau khi sinh mổ.
Khi bạn tái khám sau sinh và được bác sĩ cho phép , không bị chảy máu, thì bạn có thể sẵn sàng tập yoga sau sinh. Một số tư thế trong yoga có thể giúp các bà mẹ đang cho con bú chống lại đau lưng và cổ.
Mang thai có thể là một thời gian thú vị và đặc biệt, giúp cung cấp cho bạn công cụ để sống chậm lại và tận hưởng trải nghiệm bằng cách chấp nhận và tôn trọng điều đáng kinh ngạc mà cơ thể bạn đang làm. Gắn kết thời gian với những bà mẹ tương lai khác là một lợi ích thực sự khác của việc tham gia các lớp học tiền sản.
Cùng với luyện tập yoga, bạn có thể tìm hiểu về chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphin và gây tê thần kinh thẹn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để giúp xóa tan nỗi lo đau đớn khi sinh nở. Chương trình sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về:
- Các phương pháp giảm đau trong khi sinh, hạn chế đau đớn và giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.
- Cách rặn và thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh, em bé an toàn
- Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.
- Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.
- Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh.
Đặc biệt, trong suốt quá trình sinh, bạn sẽ được các hộ lý hướng dẫn cách rặn đẻ và thở đúng cách, bé sẽ chào đời chỉ trong 10 – 15 phút. Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi được đưa trở về với mẹ. Sau sinh, bạn sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, 1 mẹ 1 phòng với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bé trước khi xuất viện. Tái khám sau sinh với cả mẹ và bé với các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: verywellfit.com